Ngày 23 tháng 4 đã được các tổ chức tâm thần hàng đầu thế giới dành cho trẻ em và vị thành niên tuyên bố là Ngày Sức khỏe Tâm thần Trẻ sơ sinh, Trẻ em và Vị thành niên Thế giới (WICAMHD)



SINGAPORE - Media OutReach – Ngày 17/05/2022 - Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các rối loạn tâm thần phát triển ở thời thơ ấu và tuổi vị thành niên (trước 25 tuổi), và một phần tư số năm gắn liền với tàn tật hoặc bệnh tật do rối loạn tâm thần và sử dụng chất gây nghiện diễn ra ở thanh niên. Nhận thấy sự cấp thiết phải giải quyết vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng này và khuyến khích cộng đồng toàn cầu thực hiện quyền sở hữu và hành động, Hiệp hội Tâm thần học trẻ em và vị thành niên và chuyên gia y tế tương cận quốc tế (International Association for Child and Adolescent Psychiatry and Allied Professions – IACAPAP), Hiệp hội Quốc tế về Tâm thần và Tâm lý Vị thành niên (International Society for Adolescent Psychiatry and Psychology - ISAPP), Hiệp hội Thế giới về Sức khỏe Tâm thần của Trẻ sơ sinh (World Association for Infant Mental Health - WAIMH) và Hiệp hội Tâm thần Thế giới về Tâm thần học ở Trẻ em và Vị thành niên (World Psychiatric Association Child and Adolescent Psychiatry - WPA-CAP) đã cùng tuyên bố ngày 23 tháng 4 là Ngày Sức khỏe Tâm thần Trẻ sơ sinh, Trẻ em và Vị thành niên Thế giới (World Infant, Child and Adolescent Mental Health Day – WICAMHD) trong sự kiện ra mắt diễn ra đúng vào ngày 23/04.

Trẻ em và thanh thiếu niên chiếm một phần ba dân số thế giới. Thời thơ ấu và tuổi vị thành viên là những năm cơ bản và giai đoạn lý tưởng để phát triển, học hỏi và khám phá vô tư. Tuy nhiên, nhiều người trong số này trên khắp thế giới đang bị ảnh hưởng bởi chấn thương và khủng hoảng - những trải nghiệm bất lợi mà các nghiên cứu đã chứng minh là tác động đến sức khỏe tinh thần và thể chất suốt đời.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các rối loạn tâm thần phát triển ở thời thơ ấu và tuổi vị thành niên (trước 25 tuổi), và một phần tư số năm trong cuộc đời được điều chỉnh khuyết tật đối với các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện và tâm thần xảy ra ở thanh niên. Trải nghiệm bất lợi ở thời thơ ấu (Adverse Childhood Experiences - ACEs) cũng là những yếu tố góp phần vào sự phát triển của các rối loạn tâm thần ở những năm trưởng thành. Tác động kép và gián tiếp của điều này là gánh nặng kinh tế ngày càng lớn đối với xã hội, đặc biệt là trong việc sử dụng chăm sóc sức khỏe và làm giảm năng suất.

Dưới đây là phần trích dẫn từ các diễn giả tại Lễ ra mắt: Phó Giáo sư Daniel Fung, Chủ tịch IACAPAP cho biết: "Các nghiên cứu về người trưởng thành mắc các bệnh liên quan đến tâm thần và thể chất cũng chỉ ra rằng những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống sau này. Hầu hết các chính phủ luôn chỉ chú trọng đến những người trưởng thành trong cả việc lập ngân sách tài chính cũng như xây dựng chính sách. Chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi điều này với Ngày Sức khỏe Tâm thần Trẻ sơ sinh, Trẻ em và Vị thành niên Thế giới, bằng cách xác định lại các ưu tiên của chúng tôi và có những lý do phù hợp khi lập kế hoạch cho tương lai của mình. Nếu chỉ có sức khỏe thể chất mà không có sức khỏe tinh thần, trong khi chìa khóa cho sức khỏe và hạnh phúc của người dân và các quốc gia nằm ở giới trẻ của chúng ta, thì chúng ta nên thực hiện các bước đi sớm hơn để bảo vệ sức khỏe tâm thần của họ."

Giáo sư Campbell Paul, Chủ tịch WAIMH chia sẻ: "Can thiệp sớm có nghĩa là can thiệp sớm ngay khi còn nhỏ và trước khi các vấn đề sức khỏe tâm thần xuất hiện, dẫn đến nhiều trở ngại hơn trong việc giúp trẻ em hoặc thanh niên tiếp tục quỹ đạo phát triển xã hội và cảm xúc lành mạnh. Trên khắp thế giới, các dịch vụ sức khỏe tâm thần dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên còn chắp vá và thưa thớt ở nhiều quốc gia và cộng đồng không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho trẻ em."

Giáo sư Norbert Skokauskas, Chủ tịch WPA-CAP phát biểu: "Chúng tôi nhận thức được những nhu cầu chưa được đáp ứng hiện nay về sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên trên toàn cầu và điều quan trọng là chúng tôi phải kêu gọi theo cách tiếp cận tích hợp với tầm nhìn rõ ràng về sự thay đổi, hỗ trợ chính trị và tài trợ để thực hiện tầm nhìn đó, đồng thời lực lượng chăm sóc sức khỏe phải phải được đào tạo để thực hiện thay đổi trong thực hành lâm sàng".

Giáo sư Mario Speranza, Chủ tịch ISAPP nói: "Hỗ trợ sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên không chỉ là nghĩa vụ đối với một bộ phận quan trọng trong dân số. Việc nhắc nhở bản thân rằng trẻ em và thanh thiếu niên đại diện cho hơn một phần tư dân số thế giới rất hữu dụng. Vấn đề quan trọng hơn là đầu tư vào những yếu tố hứa hẹn nhất của xã hội chúng ta. Nâng cao nhận thức về các nhu cầu cụ thể của trẻ em và thanh thiếu niên và hỗ trợ sức khỏe tâm thần của họ chính là đầu tư vào tương lai của chúng ta. Đây là lý do để kỷ niệm Ngày Sức khỏe Tâm thần Trẻ sơ sinh, Trẻ em và Vị thành niên Thế giới."

Việc chỉ định ngày 23 tháng 4 là ngày WICAMHD thể hiện sự công nhận tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên; và khuyến khích các bên liên quan vận động để nâng cao sức khỏe tâm thần và phòng ngừa bệnh tâm thần ở thanh niên bằng cách:

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng toàn cầu về sức khỏe tâm thần của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Cải thiện hiểu biết và năng lực trong việc nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên cũng như giảm kỳ thị về các rối loạn tâm thần trong các nhóm dân số này.
  • Cải thiện việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các rối loạn tâm thần ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên thông qua hợp tác và hiểu biết quốc tế.
  • Tiếp cận với các quốc gia có nguồn lực khan hiếm để phát triển các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho trẻ sơ sinh, trẻ em và vị thành niên.

Tỷ lệ rối loạn tâm thần tiếp tục gia tăng ở giới trẻ và cao hơn ở nhóm tuổi cao hơn. Không thể đánh giá thấp việc nâng cao hiểu biết về điều này, cũng như nhận thức tốt hơn giữa các cộng đồng và việc hỗ trợ của các chuyên gia.

Bản ghi sự kiện ra mắt có thể được xem tại https://www.youtube.com/watch?v=jgOV4WR0m7I



The issuer is solely responsible for the content of this announcement.
VỀ CÁC TỔ CHỨC
VỀ CÁC TỔ CHỨC
HIỆP HỘI TÂM THẦN HỌC TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN VÀ CHUYÊN GIA Y TẾ TƯƠNG CẬN QUỐC TẾ - International Association for Child and Adolescent Psychiatry and Allied Professions (IACAPAP)

Sứ mệnh của Hiệp hội Quốc tế về Tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên và Chuyên gia Y tế tương cận (IACAPAP) là ủng hộ việc thúc đẩy sức khỏe tâm thần và sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên thông qua chính sách, thực hành và nghiên cứu.

Sứ mệnh của IACAPAP là nâng cao tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên, sức khỏe tâm thần và sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên thông qua chính sách, thực hành, đào tạo và nghiên cứu.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ VỊ THÀNH NIÊN - INTERNATIONAL SOCIETY FOR ADOLESCENT PSYCHIATRY AND PSYCHOLOGY (ISAPP)

Hiệp hội Quốc tế về Tâm thần và Tâm lý Vị thành niên (ISAPP) là một tổ chức được thành lập để hoạt động vì sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên và bao gồm các thành viên cá nhân tận tâm làm việc với thanh thiếu niên, trong lĩnh vực tâm thần học và tâm lý học trẻ em hoặc tâm thần học và tâm lý người lớn.

Sứ mệnh của Hiệp hội Tâm thần và Tâm lý Vị thành niên Quốc tế (ISAPP) là nâng cao nhận thức của cộng đồng và chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần và sự phát triển của thanh thiếu niên trên toàn thế giới.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

HIỆP HỘI THẾ GIỚI VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ SƠ SINH – WORLD ASSOCIATION FOR INFANT MENTAL HEALTH (WAIMH)

Hiệp hội Thế giới về Sức khỏe Tâm thần Trẻ sơ sinh (WAIMH) là một tổ chức phi lợi nhuận dành cho các chuyên gia khoa học và giáo dục. Mục đích trọng tâm của WAIMH là nâng cao sức khỏe tinh thần và sự phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, có tính đến sự khác biệt về văn hóa, khu vực và môi trường, đồng thời tổng hợp và phổ biến kiến thức khoa học.

Sứ mệnh của WAIMH thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu về tác động của sự phát triển tinh thần, tình cảm và xã hội trong thời kỳ sơ sinh đối với sự phát triển bình thường và tâm thần trong tương lại thông qua hợp tác quốc tế và liên ngành, các ấn phẩm, các hiệp hội liên kết, và thông qua các đại hội khu vực diễn ra hai năm một lần dành cho các công trình khoa học, giáo dục, và lâm sàng với trẻ sơ sinh và người chăm sóc của trẻ sơ sinh.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

HIỆP HỘI TÂM THẦN THẾ GIỚI VỀ TÂM THẦN HỌC Ở TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN - WORLD PSYCHIATRIC ASSOCIATION CHILD AND ADOLESCENT PSYCHIATRY SECTION (WPA-CAP)

Hiệp hội Tâm thần Thế giới về Tâm thần học ở Trẻ em và Vị thành niên (WPA-CAP) hỗ trợ sứ mệnh và mục tiêu chung của WPA trong:

  • Làm việc với các thành viên và đối tác trên khắp thế giới để nâng cao sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên và khuyến khích các tiêu chuẩn cao nhất về thực hành lâm sàng và hành vi đạo đức trong tâm thần học của trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Đóng góp vào các chương trình giáo dục và nghiên cứu, các cuộc họp, và xuất bản để nâng cao kiến thức về các rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên và các kỹ năng giải quyết chúng.
  • Phổ biến kiến thức về liệu pháp dựa trên bằng chứng và thực hành dựa trên giá trị trong tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Là tiếng nói cho nhân phẩm và quyền con người của bệnh nhân nhỏ tuổi và gia đình của họ.
  • Bảo vệ quyền lợi của trẻ em và bác sĩ tâm thần vị thành niên nếu họ bị đe dọa.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

#IACAPAP

SOURCE:

International Association for Child and Adolescent Psychiatry and Allied Professions (IACAPAP)

CATEGORY:

Healthcare

PUBLISHED ON:

17 May 2022

Past Press Releases

Talk to Media OutReach Newswire today

CONTACT US NOW